Luồng CPU là gì? Những kiến thức cơ bản nhất
Luồng CPU là gì? Đây là một thắc mắc của rất nhiều người đang tập tành tìm hiểu về công nghệ máy tính. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các khái niệm nhân, luồng, đơn nhân đa nhân từ đó biết cách chọn CPU chơi game cho chiếc máy tính của mình. Mọi thông tin đều được tổng hợp và viết lại với những kiến thức mới nhất. Hi vọng sẽ giúp bạn có thêm vốn hiểu biết cho mình.
Phân biệt core và thread
Để trả lời câu hỏi luồng CPU là gì? Ta hãy cùng tìm hiểu một vài thông tin dưới đây.
Core là nhân độc lập. Hiện nay người ta có thể nhồi đồng thời nhiều cái CPU vào 1 chỗ, tạo thành một CPU có 2, 4 , 6 thậm chí là 8 nhân. Thông thường là số chẵn.
Thread là luồng tín hiệu. Khi cần làm gì đó thì gửi xung tín hiệu cho CPU dể xử lí. Thời sơ khai, CPU chỉ có khả năng làm một việc vào một thời điểm. Nhưng đến nay, CPU đã biết tạm dừng việc này lại để làm những công việc khác. Vì vậy, những người thiết kế phần mềm mới nghĩ ra cách chi lẻ công việc cần xử lí làm nhiều tập lệnh khác nhau. Từ đó giúp CPU dễ dàng xử lí công việc hơn.
Nhưng dù sao thì bất kì lệnh nào cũng cần phải chờ. Nhồi nhiều CPU vào thì linh kiện trở nên đắt tiền mà không thể hoạt động hết công suất. Từ đó, intel mới nghĩ ra và phát triển “siêu phân luồng”. Vậy luồng CPU là gì?
Cách nói nôm na: Một nhân CPU có 3 hoạt động chính là nhận, xử lí và xuất dữ liệu. 1 luồng tín hiệu đi vào sẽ phải trải qua cả 3 hoạt động đó mới có thể quay lại từ đầu. Vậy nên, nếu CPU đang trong giai đoạn xử lí dữ liệu thì khối nhận dữ liệu phải chờ. Tương tự như vậy, khi CPU đang ở khối xuất thì 2 khối kia sẽ chờ. Rất lãng phí thời gian và hiệu năng làm việc. Từ đó, người ta sử dụng biện pháp cho 2 luồng dữ liệu vào đồng thời, từ đó dữ liệu được xếp thành chồng và xử lí liên tục.
Trong những lúc hoạt động thông thường thì i7 hoạt động tốt hơn vì nó có 4 nhân, làm được 8 công việc cùng 1 lúc.
Cần phải nói thêm rằng, các CPU đa nhân đã xuất hiện trên thị trường vào những năm đầu thế kỉ 21. Intel chính là ông lớn tiên phong đưa những model đa nhân dành trên máy chủ của mình. AMD ngay sau đó đã cho ra đời một loại lõi kép với nền tảng tương tự.
Vậy tác dụng của đa luồng CPU là gì? Khi máy tính của bạn có một CPU đa nhân, nó sẽ làm việc đa nhiệm, nhiều việc cùng một lúc. Hoặc làm việc nặng nhanh chóng hơn bình thường khi ứng dụng đó được lập trình để hỗ trợ bộ xử lí đa nhân.
Khái niệm đa nhân rất dễ hiểu: Bạn vừa có thể duyệt web, check mail liên tục, xử lí bảng tính excel cùng lúc. Mà các tác vụ trên đều diễn ra với tốc độ nhanh chóng, không bị trễ nải hay hạn chế gì.
Khi bạn xử lí một tác vụ duy nhất, có lẽ không cần hỏi luồng CPU là gì đúng không? CPU sẽ phân bổ tác vụ này thành những phần lớn nhỏ khác nhau, chia cho các luồng CPU cùng lúc xử lí. Nhờ đó công việc của bạn sẽ được tiến hành nhanh hơn rất nhiều.
Như vậy, tùy vào phần mềm, tác vụ bạn sử dụng, cần lựa chọn những CPU với số luồng, nhân khác nhau.
Nếu render các phần mềm thì sử dụng core i càng đắt, càng cao càng tốt.
Nếu render 3d hoặc tính toán chứng năng nhiều bằng CPU như các tác vụ tính toán số học, quản lí máy chủ, điều khiển máy ảo, cày tiền ảo thì dùng Xeon.
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ cung cấp cho bạn lượng kiến thức cần thiết. Để từ đó đưa ra sự lựa chọn hợp lí nhất cho bản thân mình. Nếu có bất kì thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ với những trung tâm hỗ trợ kỹ thuật để được trợ giúp.