Tìm hiểu vi xử lý máy tính - CPU Intel
Đối với hầu hết người dùng máy tính ngày nay, không ai là không từng nghe đến cái tên Intel. Mà nhắc đến Intel, chúng ta không thể không nhắc đến “bộ não của máy tính” – bộ vi xử lý CPU Intel.
Máy tính cũng giống như con người vậy, máy tính cũng cần phải có một “bộ não” để xử lý những chương trình, phần mềm hay dữ liệu mà người dùng đưa vào. Ngày nay, hầu hết mọi máy tính đều được trang bị những bộ vi xử lý đến từ 2 thương hiệu nổi tiếng đó là AMD và Intel. Nhưng trong bài viết này, Phong Vũ sẽ chỉ giúp các bạn tìm hiểu về bộ vi xử lý được sản xuất bởi 1 trong 2 ông lớn trên – đó là Intel.
CPU Intel là gì?
Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về CPU là gì trước nhé. CPU (viết tắt của Central Processing Unit) là bộ vi xử lý trung tâm của máy tính. Như đã nói bên trên, CPU được ví như bộ não của máy tính với chức năng chính là xử lý mọi thông tin, dữ liệu, thao tác của chiếc máy tính.
CPU Intel là CPU được sản xuất bởi Intel – là hãng sản xuất CPU lớn nhất thế giới khi mà gần như độc quyền sản xuất CPU cho PC và laptop (bên cạnh vẫn là một đối thủ khó chịu – AMD). Với lịch sử phát triển gần 50 năm (1971-2018), Intel đã trở thành một thương hiệu mà trong tương lai khó có đối thủ nào có thể vượt qua họ được. Các con chip được sản xuất bởi Intel đang càng ngày càng trở nên mạnh mẽ, đáng gờm hơn nhờ những công nghệ mới.
Tìm hiểu về các dòng CPU Intel phổ biến
Trên thị thường máy tính ngày nay, có 3 dòng CPU Intel phổ biến hiện nay là Intel Pentium, Intel Celetron và intel Core i. Trong số 3 dòng sản phẩm trên thì dòng Core i là được sử dụng rộng rãi hơn so với 2 dòng kia. Trong phần này, hãy cùng Phong Vũ tìm hiểu những đặc điểm về các dòng sản phẩm CPU trên nhé
CPU Intel Pentium
Ra đời từ năm 2000, Intel Pentium là dòng Chip tầm trung có hiệu năng tạm ổn có mức giá bình dân. Nó đã mở ra kỉ nguyên cho những dòng máy dân dụng với cấu hình cũng ở mức trung bình. Để giảm giá thành, Intel Pentium không được hỗ trợ công nghệ Turbo Boots hay công nghệ siêu phân luồng nhưng thay vào đó thì nó lại có thể tương thích được với nhiều loại mainboard khác nhau.
Intel Pentium thường có lõi 2 nhân, có một số ít lõi là 4 nhân có mức xung nhịp dao động từ 1.1 đến 3.5 Ghz. Theo thời gian phát triển, Intel vẫn cho ra đời nhiều lõi vi xử lý Pentium khác và hiện nay, Pentium đã được nâng cấp lên thế hệ thứ 4 (Haswell) vẫn giữ những tiêu chuẩn thông thường với lõi có 2 nhân có tiến trình 22nm cho khả năng tiết kiệm điện năng hơn.
CPU Intel Celeron
Đây là phiên bản rút gọn của Pentium được sản xuất với mục đích giảm giá thành và trang bị cho những chiếc máy có cấu hình nhỏ hơn so với những máy sử dụng Pentium. Những máy tính sử dụng Intel Celeron thường là những chiếc laptop mini (netbook) với mục đích sử dụng chủ yếu là lướt web, soạn thảo văn bản, hay những máy tra cứu dữ liệu, thông tin được đặt ở các trung tâm thương mại hoặc ngân hàng.
Intel Celeron có số bóng bán dẫn và bộ nhớ Cache ít hơn. Nên Celeron là bộ xử lý cấp cơ bản của Intel cho các công việc đơn giản như tính toán cơ bản, gửi nhận email,… Ngày nay, ít người dùng lựa chọn những máy sử dụng chip Celeron, nếu có thì cũng chỉ được trang bị cho những dòng máy có giá thành rẻ với cấu hình thấp. Nhưng nếu nhu cầu của bạn chỉ dừng ở mức đơn giản và cơ bản vừa kể bên trên thì Intel Celeron sẽ là lựa chọn khá phù hợp.
CPU Intel Core i
Dù không phải người quá am hiểu về CPU Intel nhưng chắc hẳn nhiều bạn cũng đã nghe nhiều đến nào là core i3, i5, i7 rồi phải không. Vâng, dòng sản phẩm Core i của Intel đã trở nên nổi tiếng và độ phổ biến của nó thì không phải bàn khi hầu hết mọi máy tính ngày nay đều được trang bị những CPU Core i.
Hiện nay, trên thị trường chip xử lý, có 3 dòng Core i phổ biến nhất là i3, i5 và i7. Ngoài ra, mới đây Intel đã cho ra đời thế hệ tiếp theo của Core i đó là i9, nhưng giá thành của nó lại cao hơn khá nhiều so với mặt bằng chung nên dòng i9 hiện tại chưa được phổ biến rộng rãi.
Đối với Corre i3, chúng chỉ có 2 nhân xử lý. Được hỗ trợ với công nghệ siêu phân luồng (Hyper Threading) nhưng lại không có công nghệ Turbo Boost để ép xung cho vi xử lý khi thực hiện những tác vụ nặng. Xung nhịp của dòng chip này thường dao dộng từ 1.8 – 2.3 Ghz, bộ nhớ Cache < 3MB.
Tất cả các chip Core i5 trên desktop thì đều có 4 nhân xử lý nhưng lại chỉ được hỗ trợ công nghệ Turbo Boost, không được hỗ trợ công nghệ Hyper Threading. Nhưng ngược lại trên laptop, Core i5 chỉ có 2 nhân xử lý nhưng bù lại thì nó được tích hợp cả 2 công nghệ trên. Xung nhịp của Core i5 dao động từ 2.3 -2.7Ghz và bộ nhớ Cache khoảng 3 – 4 MB
Cuối cùng là Core i7, đây là dòng sản phẩm có hiệu năng mạnh mẽ và ổn định nhất, phù hợp cho các tác vụ nặng như thiết kế đồ họa, chơi game có cấu hình lớn,… Core i7 có xung nhịp thường từ 2.6 – 3.0 Ghz và khi ép xung có thể lên tới 3.6, bộ nhớ Cache thì gấp đôi i3 từ 4 – 6 MB.
Lời kết
Với những gì có trong bài viết này, Phong Vũ mong rằng đã giúp bạn hiểu thêm về các dòng CPU Intel để bạn có thêm những kiến thức cần thiết khi phải lựa chọn một chiếc CPU phù hợp với nhu cầu của mình. Chúc các bạn thành công.