Tại sao CPU nóng? Tình trạng này có hại gì không?
Hiện nay, thông tin về những loại máy tính để bàn đã được phổ cập đến hầu hết dân chúng. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những thông tin cơ bản về những linh kiện máy tính bên trong máy và cách thức hoạt động của nó. Bạn có biết vì sao CPU nóng không?
Thông thường, dù CPU của máy tính bàn, laptop hay máy tính bảng điện thoại đều gây ra tình trạng nóng máy khi sử dụng. Nếu người dùng sử dụng máy liên tục trong một thời gian dài, máy sẽ nóng lên một mức khá lớn mà nhiều người không biết do đâu. Nhiệt độ tăng cao đó chính là do CPU nóng lên trong quá trình hoạt động và xử lí thông tin, gây ảnh hưởng đến nhiệt độ toàn bộ thiết bị điện tử.
Tại sao CPU lại nóng?
Như ta đã biết, bất kỳ linh kiện điện tử nào cũng sinh ra nhiệt năng trong quá trình hoạt động. CPU cũng vậy.
Trong suốt quá trình hoạt động của mình, CPU thu nhận những tín hiệu, thông tin từ người dùng thông qua các tác vụ được thực hiện liên tục. Bằng điện năng hoạt động, CPU dùng những phép tính điện tử phức tạp và có độ chính xác cao để xử lí những thông tin đó. Từ đó đưa ra kết quả chính xác nhất. Giải quyết những yêu cầu của người dùng.
Trong suốt quá trình đó, CPU cũng tỏa ra một lượng nhiệt năng không hề nhỏ. Đó chính là nguyên nhân khiến CPU nóng lên liên tục, tỉ lệ thuận với thời gian hoạt động của nó?
Tình trạng này có hại không
Tất nhiên, CPU nóng không phải là điều dễ chịu gì. Linh kiện điện tử vốn không hoạt động tốt trong điều kiện nhiệt độ cao. Tuy nhiên, mọi linh kiện chế tạo trong hệ thống đều được tính toán rất cẩn thận về vòng đời cũng như điều kiện hoạt động của nó. Hoạt động trong hệ thống máy tính, dĩ nhiên CPU cũng được xây dựng khả năng chịu nhiệt cơ bản.
Nếu CPU chỉ nóng lên ở mức độ vừa phải thì không sao, nhưng nếu CPU nóng quá mà không được người dùng quan tâm giải quyết thích đáng sẽ dễ dàng làm hỏng máy.
CPU chịu nóng được đến đâu?
Hiện nay không có quy chuẩn chung về khả năng chịu nhiệt độ của các bộ vi xử lí. Mỗi sản phẩm sẽ được chế tạo với điều kiện và khả năng làm việc khác nhau. Tuy nhiên, mỗi nhà sản xuất đều cung cấp nền nhiệt tối ưu cho hoạt động của linh kiện, bạn có thể dễ dàng tra được thông tin này trên chính trang web của nhà sản xuất. Điều này sẽ giúp bạn biết quan tâm đến máy tính của mình hơn, không làm CPU nóng quá, gây ảnh hưởng đến hoạt động.
Tác hại
Trong thời gian hoạt động và làm việc, CPU tỏa nhiệt liên tục và càng ngày càng cao. Nhiệt lượng này sẽ khiến CPU nóng lên dần. Tuy nhiên, CPU cũng là một trong những linh kiện có khả năng chịu nhiệt khá kém. Nếu không được quan tâm một cách thích đáng, nhiệt lượng tích tụ sau thời gian dài sẽ làm linh kiện gặp trục trặc lớn và nguy hiểm.
Nhiệt lượng tỏa ra từ CPU không chỉ làm hại đến nó, tất cả những linh kiện xung quanh cũng đều bị ảnh hưởng bởi nhiệt lượng này. Đầu tiên, chúng hấp thụ nền nhiệt tỏa ra đó. Nếu hệ thống tản nhiệt không tốt, không đẩy được nhiệt lượng cao ra ngoài sẽ khiến nó tích tụ lại đó. CPU nóng lên liên tục, đồng thời vẫn phải chịu đựng nền nhiệt xung quanh khiến tình trạng càng thêm trầm trọng.
Nếu không được giải nhiệt hiệu quả, CPU nóng kéo dài sẽ khiến chết linh kiện, hỏng hoàn toàn không thể sửa chữa.
Để tránh CPU nóng quá, bạn hãy quan tâm một chút đến hệ thống tản nhiệt của nó. Hãy đánh thật sạch thanh hoặc tấm kim loại tản nhiệt (tùy từng hệ thống). Đồng thời, cũng thường xuyên thay keo tản nhiệt mới, làm sạch keo cũ, thổi bụi lâu ngày bám trong các cánh của quạt tản nhiệt.
Như vậy, hơi nóng sẽ được truyền ra ngoài không khí một cách nhanh chóng. Không làm ảnh hưởng đến các linh kiện bên trong. Đồng thời, sẽ không gây ra tình trạng CPU nóng dẫn đến hoạt động kém nữa.