Skylake có đúng là CPU thế hệ thứ 6 của Intel?

Khi ra đời và được chào đón trên thị trường, Skylake đã khiến dân công nghệ xôn xao “hóng”. Cũng không ít người đã gọi sản phẩm này CPU thế hệ thứ 6 của Intel. Vậy điều này có thật sự đúng về yếu tố kỹ thuật cũng như dòng thời gian hay không. Tại sao người tiêu dùng và intel lại gọi như vậy. Sản phẩm đó có những gì khác biệt với những thế hệ vi xử lí khác của hãng.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin để giải đáp những vấn đề trên trong bài viết này nhé.

Xét về mặt vi kiến trúc x86 của hãng Intel thì CPU Skylake chính là thế hệ chip Core thứ 7 của hãng. Nó được thiết kế dành cho những máy tính cá nhân. Ngược dòng thời gian về trước một chút, chúng ta có thể thấy tiếp đầu thuật ngữ “Core” được hãng sử dụng cho các bộ xử lý dữ liệu đa nhân (multi-core) kể từ đầu năm 2006. Vậy vì sao Intel lại gọi Skylake là CPU thế hệ thứ 6 của mình và bỏ qua luôn những bộ xử lý Core thế hệ đầu tiên ?

Chúng ta đã biết rằng sau kiến trúc Pentium, các bộ xử lý Intel sản xuất đều chuyển sang nền tảng kiến trúc Core. Trước đó là 2 loại chip Core 2 và Core 2 Extreme. Tên gọi mã Conrore và Yorkfield vẫn sử dụng theo kiến trúc Pentium cũ của Intel nên không được tính đó là thế hệ đầu tiên.

Vấn đề ở nhân xử lý đồ họa

Những người đại diện của Intel cho biết rằng bộ xử lý Clarkdale dành riêng cho desktop và Arrandale của máy tính xách tay được hãng quy ước chính thức là chip Core thế hệ thứ nhất. Có lẽ rất nhiều thành viên trong lĩnh vực công nghệ sẽ không giấu được bất ngờ trước thông tin này. Vậy thông tin CPU thế hệ thứ 6 của Intel là như thế nào?

Về cơ bản, CPU Clarkdale cũng dùng vi kiến trúc Nehalem cùng công nghệ sản xuất 32 nm như trên Westmere. Khác biệt ở chỗ Clarkdale là thế hệ CPU đầu tiên được hãng Intel tích hợp thêm nhân đồ họa HD Graphics trong cùng chip. Còn với Westmere như CPU Core i7-980X, người dùng sẽ cần phải gắn thêm một card đồ họa rời.

Cũng cần nói thêm rằng kể từ Sandy Bridge, đồ họa tích hợp của hãng Intel đã phát triển thêm. Nó đã đạt một bước cao hơn khi cả nhân đồ họa cùng các nhân xử lý chính đều đặt trên cùng đế bán dẫn. Chúng cùng sử dụng tuyến ring bus đã được cải tiến tốt hơn. Đồng thời chia sẻ với nhau bộ nhớ đệm LLC và băng thông có lúc đạt đến 384 GB/giây.

Ngoài ra, năng suất xử lý đồ họa của nó cũng được cải thiện nhờ thêm vào các đơn vị thi hành lệnh (execution unit – EU), từ đó nâng cao khả năng xử lý những hình ảnh 3D, và video chuẩn HD, đáp ứng được nhu cầu giải trí và sử dụng đa phương tiện.

Như thế, ta có thể nhận thấy là ông lớn Intel đã dựa vào nền tảng nhân đồ họa tích hợp để có thể phân định các đời chip. Đối với Skylake – chip Core thế hệ thứ 6, hãng đã sử dụng thế hệ đồ họa hoàn toàn mới được gọi là HD Graphics 530.

Intel đặt lại tên bộ xử lý

Chip xử lí 16 bit 8086 đã xuất hiện trên thị trường vào tháng 6 năm 1978. Nó được sử dụng trong rất nhiều thiết bị tính toán di động ở thời điểm đó. Kế tiếpSau đó là các chip 80186, 80286 xuất hiện và thay thế vị trí của nhau trên bản đồ công nghệ. Cho đến khi chip 32 bit 486DX và 486SL ra đời trước khi Intel giới thiệu bộ xử lý có thương hiệu mới hoàn toàn là Pentium vào năm 1993. Tương tự sau đó chip Pentium 4 đã được giới thiệu ra thị trường vào năm 2000, Intel đã đổi tên thêm một lần nữa đồng hành với chip kiến trúc Core.

Thông qua đây, bạn có thể thấy cái tên CPU thế hệ thứ 6 của Intel không hợp lí lắm khi gán vào sản phẩm Skylake. Tuy nhiên, đây vẫn là thông tin chính thức do Intel đưa đến người tiêu dùng. Vậy nên, chúng ta hãy cùng trải nghiệm những chức năng tuyệt vời của nó trước đã. Còn câu chuyện tên gọi, hãy cùng để cho một cuộc “trà dư” rất dài sau này.