Những cách kiểm tra RAM, test RAM mang tính chuẩn xác cao
Như các bạn đã biết, RAM là 1 bộ phận rất quan trọng trong mỗi chiếc máy tính của chúng ta. Theo thời gian sử dụng thì RAM cũng sẽ bị hao mòn về độ bền, hiệu năng và có thể sinh ra lỗi. Vậy để biết tình trạng của RAM ra sao thì chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số cách kiểm tra RAM, test RAM có tính chính xác cao.
Cách 1: Sử dụng Windows Memory Diagnostic để kiểm tra RAM.
Cách này áp dụng trong trường hợp máy tính của bạn vẫn hoạt động bình thường được, tức là bạn vẫn có thể dùng được màn hình Desktop để thao tác.
Mở công cụ Windows Memory Diagnostic
- Cách 1: Bấm tổ hợp phím Windows + R hoặc mở biểu tượng Windows ở dưới góc trái màn hình gõ Run để mở hộp thoại Run => nhập từ khóa mdsched.exe và Enter.
- Cách 2: Mở Control Panel, chuyển sang chế độ Large icons => Administrative Tools. Bạn xem hình dưới.
Sau khi bạn chọn vào Administrative Tools thì sẽ hiện ra một cửa sổ mới gồm rất nhiều các công cụ trong Windows, tuy nhiên ở đây chúng ta đang cần chức năng kiểm tra RAM nên hãy tìm đến công cụ Windows Memory Diagnostic.
OK, công cụ kiểm tra RAM mà chúng ta cần đã được kích hoạt. Bây giờ bạn hãy nhấn vào mục Restart now and check for problems (recommended) để khởi động lại máy tính và bắt đầu quá trình kiểm tra RAM. Lưu ý là trước khi nhấn vào lựa chọn này, bạn nên tắt hết các ứng dụng đang chạy đi nhé.
Lúc này máy tính của bạn sẽ khởi động lại và công cụ Windows Memory Diagnostic Tool bắt đầu được kích hoạt và bắt đầu kiểm tra xem có lỗi RAM không. Bạn cầ đợi một khoảng thời gian để chương trình làm việc.
Sau khi chạy xong chương trình, máy tính sẽ khởi động lại 1 lần nữa và vào thẳng màn hình Desktop. Lúc này sẽ xuất hiện một thông báo về tình trạng hiện tại của RAM ở dưới góc phải của thanh Taskbar
Nếu bạn muốn xem kỹ hơn về các thông báo thì bạn có thể mở Windows Logs ra để xem. Để xem Windows Logs thì bạn mở Event Viewer theo cách tương tụ như mở đối với Windows Memory Diagnostic theo hưỡng dẫn bên trên.
Sau khi mở Event Viewer thì nhấn vào Windows Logs => chọn System => chọn Find.
Bạn nhập từ khóa MemoryDiagnostic vào ô Find what và nhấn vào Find Next để tìm kiếm.
Và kết quả như dưới đây
Cách 2: Sử dụng phần mềm Memtest86 để kiếm tra RAM, test RAM.
Cách này áp dụng trong trường máy tính của bạn không thể truy cập vào được Windows thì bạn có thể sử dụng phần mềm Memtest86 để làm việc này. Cho dù Memtest86 không phải do Microsoft phát hành, tuy nhiên nó đã được phát triển từ rất lâu rồi nên được MS tín nhiệm. Về cơ bản thì Memtest86 có độ chính xác và cho kết quả chi tiết hơn so với cách dùng Windows Memory Diagnostic đã có sẵn trên Windows.
Để có thể kiểm tra tình trạng của RAM thì bạn cần phải download Memtest86 về. Link download bạn có thể lấy từ trang chủ của Memtest86 về: https://www.memtest86.com/download.htm
Phần mềm này có 2 bản đó là trả phí và miễn phí nhưng các bạn chỉ cần tải bản miễn phí về là được rồi.
Có 2 cách để sử dụng Memtest86 cho việc kiểm tra RAM, đó là bạn tự tạo một chiếc USB boot có khả năng kiểm tra RAM hoặc là tạo một chiếc USB boot đa năng có sẵn phần mềm Memtest86
Các bước sử dụng phần mềm Memtest86
Như đã nói ở trên thì việc đầu tiên bạn cần phải làm đó là tạo ra một chiếc USB boot. Và đương nhiên bạn cần phải chuẩn bị 1 chiếc USB dung lượng bao nhiêu cũng được nhưng nhớ là nếu USB của bạn có dữ liệu gì quan trọng thì bạn cần sao chép nó ra một thiết bị khác trước khi sử dụng.
- Cách 1: Sử dụng công cụ do Memtest86 cung cấp.
– Mở bản Memtest86 đã tải về trước => chạy file Memtest86+ USB Installer.exe và nhấn vào I Agree như hình dưới.
– Tại phần Select your USB Flash Drive bạn chọn ổ USB và nhấn vào Create để nó tạo khả năng boot cho USB.– Nhấn vào Create để chương trình làm việc với USB => sau khi chương trình chạy xong thì bạn đã có một chiếc USB có khả năng boot để test RAM rồi. - Cách 2: Sử dụng một chiếc USB đa năng.
Hầu hết các USB cứu hộ được tạo bởi các hướng dẫn trên mạng đều có tích hợp sẵn công cụ Memtest86 để các bạn có thể kiểm tra RAM. Mình cũng khuyến khích các bạn nên sử dụng 1 chiếc USB đa năng để thuận tiện cho việc cứu hộ máy tính mỗi khi máy tính bạn có vấn đề.
Sau khi bạn đã có 1 chiếc USB boot có khả năng test RAM rồi thì bây giờ hãy tiến hành kiểm tra RAM. Tiếp theo hãy cắm USB vào máy tính và chọn chế độ boot – khởi động từ ổ USB và mở phần mềm Memtest86 lên.
Giao diện chính của Memtest86
Chương trình Memtest86 đang chạy và chia ra làm nhiều giai đoạn khác nhau, tương ứng là Pass 1, Pass 2, Pass 3,… Bạn nên để cho chương trình chạy 1 lúc khoảng 20 phút cho đến giai đoạn Pass 7 thì dừng để cho kết quả chính xác nhất. Nếu có lỗi thì nó sẽ được cung cấp trong phần Errors.
Ngoài ra nếu bạn muốn tìm hiểu những tính năng khác hay muốn thay đổi tùy chọn trong quá trình kiểm tra thì bạn có thể bấm phím tắt C – Configuration để hiển thị các tính năng từ 1-9, nếu bạn không muốn thay đổi gì thì có thể bấm phím tắt 0 để tiếp tục quá trình test ram.
Kết luận: Nếu sử dụng cả 2 công cụ kể trên nhưng không phát hiện ra lỗi nào (no errors) nghĩa là bộ nhớ RAM trên hệ thống vẫn đang hoạt động ổn định. Ngược lại, nếu có lỗi thì rất có thể RAM trên máy tính của bạn đã có vấn đề và cần phải thay thế, hoặc nhiều khả năng bộ nhớ RAM không tương thích với mainboard.
Ngoài ra thì để kiểm tra dung lượng của RAM thì chỉ cần vài thao tác đơn giản là bạn có thể kiểm tra được dung lượng bộ nhớ RAM của máy tính mình.
- Cách 1: Kiểm tra dung lượng RAM bằng cách vào mục System trong Control Panel
- Cách 2: Mở hộp thoại Run bằng tổ hợp phím Windows + R => rồi gõ lệnh dxdiag và Enter để kiểm tra thông số RAM
- Cách 3: Kiểm tra RAM đã sử dụng bao nhiêu bằng Task Manager => chuột phải vào thanh Taskbar rồi chọn Task Manager hoặc bấm tổ hợp phím Alt + Ctrl + Del để mở.
Sau khi mở được Task Manager thì bạn chọn vào Perfomance và xem lượng RAM đã dùng.
Trên đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng để có thể kiểm tra tình trạng bộ nhớ RAM của mình. Nếu phát hiện ra lỗi hay sự cố gì đối với chiếc RAM của mình thì hãy nhanh chóng khắc phục để giúp máy tính của bạn có thể hoạt động tốt hơn nhé.