Một số mẹo chọn mua laptop cũ

Việc sở hữu một máy laptop hiện nay là điều rất phổ biến với những người làm việc văn phòng, nhưng không phải ai cũng dư dả để mua một chiếc máy “mới cứng”. Cân nhắc mua laptop cũ để sử dụng hoàn toàn là lựa chọn đáng cân nhắc.

1. Hình thức máy

Khi đi mua laptop cũ, việc đầu tiên cần cân nhắc chính là hình thức máy. Khi đã xác định mua đồ cũ thì sẽ rất khó tìm được một chiếc máy “đẹp như mơ” mới tinh mà đã qua sử dụng, nếu có thì chỉ có thể là người bán cần tiền gấp hoặc đã có quá trình sử dụng rất cẩn thận. Hình thức máy có thể được kiểm tra bằng trực quan thông qua việc nhìn, chạm và kiểm tra một vài chi tiết bên ngoài của máy. Quan trọng nhất trong khi kiểm tra hình thức máy đó là kiểm tra màn hình, hãy so sánh màn hình khi bật máy và khi không bật, có thể có một vài lỗi của màn và vết xước nếu chủ quan sẽ không thể thấy, nếu cẩn thận hơn có thể sử dụng phần mềm Dead Pixel Tester để kiểm tra các điểm chết của màn hình.

 Hình thức máy cũng cần được chú ý và kiểm tra.
Hình thức máy cũng cần được chú ý và kiểm tra.

2. Kiểm tra các thiết bị ngoại vi

Các thiết bị ngoại vi bao gồm: Loa, bàn phím cảm ứng touchpad, bàn phím laptop , webcam và các cổng giao tiếp cũng là những thành phần cần được kiểm tra cụ thể. Đối với loa, hãy kiểm tra bằng cách mở nhạc và phát khoảng 1-2 phút để nghe thử tiếng loa có bị vỡ hay rè không, kiểm tra cả hai bên loa xem có phát đồng đều hay không. Đối với bàn phím laptop, hãy thử cảm giác phím bằng việc gõ nhiều tổ hợp phím cùng lúc hoặc chạy chương trình gõ văn bản của máy tính để kiểm tra. Tiếp theo đến lượt bàn phím cảm ứng, hãy thử di chuyển nhiều hướng cùng lúc hoặc cùng ấn các phím để kiểm tra xem phím chạm còn cảm ứng không và phím bấm còn phản hồi không. Với các cổng giao tiếp, hãy kiểm tra cẩn thận từ các cổng usb đến các cổng giao tiếp khác, đặc biệt chú ý cổng loa và cổng kết nối mạng. Với webcam, các hãng laptop thường có driver đi kèm, hãy sử dụng phần mềm đó để kiểm tra. Wifi cũng cần kiểm tra vì một số laptop cũ có xu hướng hỏng chip wifi rất sớm hoặc chip đã bị tuột ra trong quá trình sử dụng bị va đập.

Hãy chú ý kiểm tra máy một cách kỹ lưỡng khi mua laptop cũ.
Hãy chú ý kiểm tra máy một cách kỹ lưỡng khi mua laptop cũ.

3. Kiểm tra phần cứng

Với các hệ thống laptop đã qua sử dụng, ổ cứng chính là phần cứng cần kiểm tra đầu tiên. Do thói quen sử dụng, trong một số trường hợp thì ổ cứng laptop sẽ bị xuống cấp khá nhanh khi bị lỗi và đặc biệt là khi bị bad sector dẫn đến không thể sử dụng được. Hãy sử dụng phần mềm CrystalDiskInfo để kiểm tra khả năng hoạt động của ổ cứng. Các thành phần phần cứng còn lại có thể được kiểm tra bằng việc kiểm tra thông tin máy bằng ứng dụng dxdiag hoặc test bằng việc chạy các tác vụ trong máy.

CrystalDiskinfo là chương trình kiểm tra lỗi phần cứng phổ biến và tiện dụng.
CrystalDiskinfo là chương trình kiểm tra lỗi phần cứng phổ biến và tiện dụng.

4. Kiểm tra pin

Một thành phần cực kỳ quan trọng của laptop chính là bộ pin. Phụ thuộc vào thời gian sử dụng của máy mà pin của các laptpop có xu hướng bị chai nhiều hoặc ít. Có thể sử dụng phần mềm BatteryMon để kiểm tra dung lượng của pin. Hãy chú ý thông số Design Capacity ( Dung lượng thiết kế ) và Full Charge Capacity ( Dung lượng khi sạc đầy ), chỉ số dung lượng khi sạc đầy càng gần với chỉ số dung lượng thiết kế thì pin vẫn còn tốt và ngược lại.

Pin là một thành phần vô cùng quan trọng với laptop.
Pin là một thành phần vô cùng quan trọng với laptop.