MacOs là gì ?

MacOs – Linh hồn của các máy tính Apple

mac Os (trước đây là Mac OS X) là một dòng hệ điều hành độc quyền, được phát triển và phân phối bởi Apple, được cài đặt sẵn trên các máy tính Macintosh. macOS là thế hệ tiếp nối của Mac OS, hệ điều hành ban đầu của Apple. Không như Mac OS, macOS là một hệ điều hành kiểu Unix được xây dựng trên công nghệ được phát triển tại NeXTtrong nửa đầu những năm 1980 và cho đến khi Apple mua công ty này vào đầu năm 1997.

Trước năm 2005, hệ điều hành macOS dường như chỉ dành cho các máy tính dùng vi xử lý PowerPC (trong đó có Apple và một vài hãng khác), nhưng giờ đây, với việc chuyển đổi sang sử dụng chip Intel Duo Core, các máy tính PowerPC cũng có thể chạy được hệ điều hành Windows và ngược lại, một số máy PC chạy được macOS với bản vá đặc biệt.

OS X v10.5 “Leopard” chạy trên bộ vi xử lý Intel; OS X v10.6 “Snow Leopard”, OS X v10.7 “Sư tử” và OS X v10.8 “Mountain Lion ” đã được chứng nhận UNIX 03. iOS, chạy trên iPhone, iPod Touch, iPad, iPad 2 & iPad 3 và Apple TV thế hệ thứ 3, chia sẻ Darwin và nhiều khuôn khổ với OS X. Một biến thể giấu tên của hệ điều hành macOS 10.4 chạy trên Apple TV.

Phiên bản đầu tiên phát hành là Mac OS X Server 1.0 năm 1999, và một phiên bản máy tính để bàn, Mac OS X v10.0 “Cheetah” sau đó ngày 24 tháng 3 năm 2001. Phiên bản của macOS được đặt tên theo một loài vật lớn thuộc loài mèo: ví dụ, macOS v10.8 được gọi là “Mountain Lion”.

Các bản cập nhật của Mac Os thường được đặt tên theo các loài động vật thuộc họ mèo.
Các bản cập nhật của Mac Os thường được đặt tên theo các loài động vật thuộc họ mèo.

 

Phiên bản máy chủ: hệ điều hành Mac OS X Server, kiến ​​trúc giống hệt với các đối tác máy tính để bàn của nó, và bao gồm các công cụ để tạo thuận lợi cho quản lý nhóm làm việc của máy macOS, và để cung cấp dịch vụ mạng. Bắt đầu từ hệ điều hành macOS v10.7, macOS Server không còn được cung cấp như một sản phẩm điều hành hệ thống riêng biệt, thay vào đó, các công cụ quản lý máy chủ có sẵn để mua một cách riêng biệt, và được cài đặt sẵn trên máy chủ Mac Pro và Mac Mini chạy macOS.

Trong những năm 90, Apple đã từng cho phép các hãng sản xuất khác trong liên minh PowerPC sử dụng hệ điều hành Mac OS, nhưng việc này đã chấm dứt vào khoảng năm 1998 và Mac OS trở về mã nguồn kín. Việc cài đặt Mac OS X lên các máy tính không do Apple sản xuất bắt đầu được chú ý vào khoảng năm 2005, khi Apple chuyển sang dùng bộ xử lý Intel cho máy tính của họ và Mac OS X bắt đầu bộc lộ những ưu điểm so với Windows. Hiện nay, đề làm việc này có 2 cách, một là cài Mac OS X vào máy ảo trên nền Windows (sử dụng một vài phần mềm máy ảo như VMWare, VirtualBox), hai là cài song song(dual-boot) với Windows. Cả hai cách đều không thể dùng đĩa cài đặt gốc Mac OS X do Apple sản xuất, mà phải dùng các phiên bản đã được tùy chỉnh bởi cộng đồng OSX86 để cho tương thích với các máy không thuộc Apple (có thể kể đến như Leo4all, iPC, Hazard, Kalyway, JaS…) hoặc tự thêm các driver vào đĩa cài đặt gốc để việc cài đặt và sử dụng diễn ra suôn sẻ.

Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm

  • Độ ổn định cao, sử dụng mượt mà: Được chăm chút trong việc lập trình và được đánh giá vô cùng nghiêm ngặt, Mac Os mang lại cho người dùng một trải nghiệm sử dụng thoải mái, mượt mà và ổn định
  • Tính bảo mật cao: Mức độ bảo mật của Mac Os được đội ngũ Apple đặc biệt quan tâm. Hầu như sẽ không có tình trạng thiếu bảo mật, bắt gặp virus hoặc ảnh hưởng của các chương trình thứ ba xuất hiện trên hệ điều hành này.
  • Tương thích cao với các sản phẩm của Apple như iPhone và iPad: Là một trong những “con cưng” của Apple, khả năng tương thích của Mac Os với các thiết bị khác của Apple là rất cao.
  • Tối ưu hóa sử dụng : Được hỗ trợ bằng rất nhiều ứng dụng được xây dựng bởi Apple, hệ thống ứng dụng và các phần cứng bổ trợ cho Mac Os hoạt động rất trơn tru, hướng tới việc đảm bảo trải nghiệm tương tác ở mức cao nhất cho người sử dụng.

Nhược điểm

  • Hạn chế trong môi trường ứng dụng: Chỉ hỗ trợ trên một số thiết bị của riêng Apple, sự hạn chế trong môi trường của Mac Os là điểm yếu cố hữu. Tính tương thích kém với các thiết bị khác cũng gây cản trở cho việc mở rộng mã nguồn.
  • Sức mạnh phần cứng không cao: Sức mạnh của các phần cứng Apple vốn không được đánh giá cao, khi bị gói gọn trong môi trường của Mac Os thì điểm yếu này lại khiến người dùng phân vân. Hệ thống Mac Os chỉ có thể vận hành những tác vụ từ nhẹ đến trung bình, không dành cho việc chơi game, xử lý đồ họa công nghệ cao và lập trình sâu.
  • Giá thành cao hơn so với các sản phẩm khác: Các sản phẩm laptop của Apple vốn được tiếng ” mong manh dễ vỡ” vì thiết kế nhỏ, mảnh, tập trung vào tính nghệ thuật của cấu trúc và chất liệu. Các hệ thống chạy MacOs thường có giá thành cao hơn so với các hệ thống Windows có cùng mục đích sử dụng.