Hướng dẫn đo nhiệt độ CPU

Đo nhiệt độ CPU như thế nào? Việc này có tác dụng gì?

Việc nhiệt độ hệ thống tăng quá cao trong khi hoạt động có thể mang lại những trục trặc vô cùng khó chịu cho người sử dụng. Nhiều khi máy tính đang hoạt động bình thường bỗng gặp lỗi khó chịu như: Tự động reset, màn hình bị lỗi hoặc trắng xóa, sử dụng các tác vụ đều rất chậm… Khi đó, ngoài những lỗi phần mềm thì ta cũng nên nghĩ đến những vấn đề phần cứng máy tính đang gặp phải. Đó cũng có thể là nguyên nhân chính gây nên những lỗi kể trên.

Nguyên nhân thường gặp nhất trong số đó là tản nhiệt gặp vấn đề, dẫn tới CPU quá nóng, không thể hoạt động một cách bình thường được. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về CPU và việc đo nhiệt độ CPU theo cách đơn giản, dễ sử dụng nhất. Tuy đơn giản, nhưng điều này có thể mang lại cho bạn những lợi ích bất ngờ khi sử dụng máy tính trong công việc hàng ngày đấy.

Bạn nên đo nhiệt độ CPU thường xuyên. Khi nhiệt độ của nó lên cao đến một mức nào đó, máy tính không thể đáp ứng được nữa. Nó buộc phải reset hệ thống lại để bảo vệ chip cùng những linh kiện khác không bị chập cháy hoặc hư hỏng. Nhưng bình thường, sau một lúc reset, máy sẽ hoạt động bình thường rồi lặp lại tình trạng trên. Khi đó bạn nên lưu tâm và kiểm tra nhiệt độ hệ thống. Từ đó mới có thể xác định được nguyên nhân chính xác và đưa ra cách thức giải quyết hợp lí nhất.

Hiện nay có rất nhiều phần mềm khác nhau được phát triển cho mục đích này. Chúng sẽ giúp bạn xem và theo dõi và đo nhiệt độ CPU trong máy tính. Cũng có rất nhiều phần mềm trong số đó được cung cấp hoàn toàn miễn phí đến người sử dụng.

Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn phần mềm hwmonitor. Được cung cấp hoàn toàn miễn phí. Có thể giúp bạn theo dõi dễ dàng nhiệt độ của các linh kiện máy tính và đo nhiệt độ CPU của bạn.

Trước tiên bạn cần tải được phần mềm này về máy tính. Thông qua công cụ tìm kiếm của google, bạn chỉ cần gõ tên của phần mềm là sẽ ra được link dowload. Rất đơn giản phải không.

Sau khi tải phần mềm về thành công, hãy cùng nhau tiến hành giải nén. Đồng thời lưu thư mục vào một file định sẵn. Bạn hãy đặt tên sao cho đặc trưng, để dễ dàng tìm kiếm và sử dụng sau này. Không mất thời gian lục lọi trong kho dữ liệu khổng lồ của máy tính. Sau đó, mở 1 trong 2 file HWMonitor-x32.exe hoặc bản HWMonitor_x64 tương xứng với hệ điều hành windows 32 và 64 bit.

Sau khi làm như vậy, phần mềm này sẽ tự động mở lên mà không cần bất kì thao tác cài đặt nào. Các thông số tiêu biểu của thiết bị sẽ hiện ra trên cửa sổ ứng dụng. Để đo nhiệt độ CPU, hãy xem mục Temperature nhé, mỗi linh kiện đều có tên riêng trên đó.

Vậy nhiệt độ bao nhiêu là hợp lí

Chắc hẳn không ít bạn đang đặt câu hỏi này cho cá nhân mình. Không có thông số cụ thể và chính xác cho tất cả các loại máy tính. Nó phụ thuộc khá nhiều vào những task bạn đang sử dụng, vận hành trên nền hệ điều hành windows của mình. Bạn có thể dựa vào tình trạng và thông số riêng của máy để biết nhiệt độ tại thời điểm đó có hợp lí hay không.

Sau khi đo nhiệt độ CPU, bạn sẽ biết tình trạng quá nhiệt của những linh kiện máy tính đang sử dụng. Ở mỗi máy tính và công cụ đo con số này lại khác nhau một chút. Tuy nhiên, nếu nó quá cao thì bạn nên lưu tâm. Hãy xem xét lại, và tắt bớt những phần mềm, tác vụ không cần thiết. Nếu có thể, xóa bộ những phần mềm chạy ngầm khỏi ổ cứng và vệ sinh sạch sẽ máy tính của mình. Việc này giúp tăng tính hiệu quả cho việc tản nhiệt. Từ đó làm nhiệt độ của các linh kiện giảm xuống một cách đáng kể.